Dịch sách: Atmospheres – Peter Zumthor (Phần II)

Thể xác của Kiến Trúc

Câu trả lời đầu tiên: Tiêu đề – <The Body of Architecture> <Thể xác của kiến trúc>. Sự hiện diện vật chất là một phần trong kiến trúc, nó là một hệ thống. Chúng ta đang ngồi đây, trong một nhà kho, những cấu kiện như những hàng dầm này cũng có một lớp che phủ v.v… Điều đó gợi nên cảm hứng cho tôi. Đây là bí mật đầu tiên và cũng là bí mật lớn nhất của kiến trúc, nó tập hợp những thứ khác nhau, những vật liệu khác nhau trên thế giới, kết hợp chúng lại để tạo nên một không gian như ở đây. Đối với tôi, đó là một dạng giải phẫu. Thực sự, tôi muốn nói đến từ <body> theo nghĩa đen. Nó giống như cơ thể của chúng ta với cấu trúc giải phẫu, những thứ chúng ta không thể nhìn thấy bên trong đã được lớp da bao phủ – đó là ý nghĩa của kiến trúc đối với tôi cũng như cách tôi suy nghĩ về nó. Như một khối cơ thể, một lớp da mỏng, một bộ khung, một lớp che phủ, vải, nhung, lụa, tất cả xung quanh tôi. Thể xác! Theo nghĩa đen, không phải là một ý niệm trừu tượng! Một thể xác có thể chạm vào tôi.

Peter_Zumthor__Atmospheres_11
Figure 1. Documentation Centre, Topography of Terror, Berlin, view of the bar frame exterior, model

Khả năng tương thích vật liệu

Peter_Zumthor__Atmospheres_12
Figure 2. Khả năng tương thích vật liệu

Câu trả lời thứ hai: một bí mật lớn, một sự say mê mãnh liệt, một niềm vui bất tận. <Material Compatibility> <Khả năng tương thích vật liệu>. Tôi lấy một ít gỗ sồi và một ít đá vôi, rồi thêm vào một vật liệu nào đó nữa: ba gam bạc, một chiếc chìa khóa – bất cứ thứ gì bạn muốn? Để làm được điều đó, tôi sẽ cần một người làm chủ sở hữu, để chúng ta có thể cùng nhau sắp xếp mọi thứ – trước tiên là trong đầu, sau đó là trên thực tế. Ta hãy nhìn và xem xét chúng tương tác với nhau như thế nào. Hiển nhiên ai cũng biết sẽ có sự tương tác giữa các vật liệu ở đây. Chúng tương tác với nhau, tỏa ra một sự lộng lẫy rất riêng, qua đó có thể thấy các thành phần vật liệu đã tạo ra một thứ gì đó độc nhất. Vật liệu là không giới hạn. Lấy một viên đá: bạn có thể cưa nó, mài nó, khoan vào nó, xẻ nó hoặc đánh bóng nó – mỗi lúc nó sẽ trở thành một thứ khác nhau. Lấy một lượng nhỏ trên cùng một viên đá, hoặc một lượng lớn, nó sẽ lại biến thành một thứ khác nữa. Đưa nó ra ánh sáng – lại một lần nữa nó biến đổi. Có hàng nghìn khả năng khác nhau trong cùng một vật liệu. Đây là việc tôi yêu thích, càng làm lâu thì nó càng trở nên khó giải thích. Một người luôn có rất nhiều ý tưởng – hãy tưởng tượng mọi thứ diễn ra như thế nào. Thực tế, khi một ai đó đề xuất các chất liệu – điều này mới xảy ra với tôi tuần trước: Tôi khá chắc chắn rằng mình sẽ không thể sử dụng loại tuyết tùng mềm cho các bề mặt trong phòng khách lớn của tòa nhà bê tông trần này. Nó quá mềm. Tôi sẽ cần một thứ gì đó cứng hơn, kiểu như gỗ mun – với mật độ và khối lượng đủ để trung hòa lại sự nặng nề của bê tông trần – nó cũng có độ bóng đáng kinh ngạc. Sau đó chúng tôi đưa nó ra công trường. Chết tiệt! Rốt cuộc thì cây tuyết tùng vẫn tốt hơn. Tôi chợt nhận ra – cây tuyết tùng rất mềm mại và không hề khó khăn gì khi đặt nó vào hoàn cảnh này. Vì thế, tôi đã bỏ hết tất cả đồ làm từ gỗ hồng sắc ra thay bằng gỗ gụ. Một năm sau: loại gỗ sẫm màu, cứng hơn lại được đưa vào sử dụng trở lại cùng với sự mềm mại, nhạt màu hơn. Cuối cùng, cây tuyết tùng với cấu trúc tuyến tính, cứng nhắc, bị coi là quá giòn, không được sử dụng nữa. Đó chỉ là một ví dụ với tôi về lý do tại sao mọi thứ thường có vẻ bí ẩn. Tôi luôn nghĩ rằng sẽ còn có một số thứ khác nữa.

Có một khoảng cách giới hạn giữa các vật liệu, tùy thuộc vào loại vật liệu trong một công trình, có một “điểm” nhất định mà bạn sẽ thấy chúng ở quá xa nhau để tương tác và cũng có một “điểm” lại quá gần nhau, điều đó giết chết chúng. Có nghĩa là việc sắp xếp mọi thứ lại với nhau trong một tòa nhà có liên quan rất nhiều đến … – được rồi, bạn hiểu ý tôi mà! Không – nếu không thì tôi sẽ nói về điều này trong nửa giờ nữa. Vâng, bởi vì tôi có rất nhiều ví dụ. <Palladio> (ND: các công trình của Palldio), nơi tôi tìm thấy những điều tương tự, nơi tôi nhìn thấy nó: đó là năng lượng của bầu không khí mà bạn đặc biệt thấy ở Palladio. Và tôi xin nhắc lại tất cả chúng đều giống nhau, tôi luôn cảm giác rằng ông ấy – với vai trò là một kiến trúc sư, một bậc thầy xây dựng, chắc hẳn ông phải có sự nhạy cảm phi thường về sự hiện diện và sức nặng của vật liệu, đó thực sự là những thứ tôi đang cố gắng nói đến.

Peter_Zumthor__Atmospheres_13
Figure 3. Bruder Klaus Chapel, under construction, Mechernich, sample cast of lead floor

Âm thanh của không gian

Peter_Zumthor__Atmospheres_14
Figure 4. Thermal Baths Vals, Peter Zumthor, 1996, Vals, Graubunden

Ba: <The Sound of Space> <Âm thanh của không gian>. Nghe này! Nội thất giống như một nhạc cụ lớn, thu thập âm thanh, khuếch đại nó và truyền nó đi nơi khác. Điều đó liên quan đến hình dạng đặc biệt của từng phòng và với bề mặt của vật liệu, cách vật liệu được sử dụng. Lấy một tầng vân sam tuyệt đẹp như đỉnh của một cây vĩ cầm và đặt nó trên gỗ. Hoặc dán nó vào một tấm bê tông. Bạn có nhận thấy sự khác biệt trong âm thanh? Tất nhiên. Nhưng thật không may, nhiều người không nhận thức được âm thanh của một căn phòng tạo ra. Những âm thanh làm chúng ta liên tưởng đến một số căn phòng nhất định: chủ quan mà nói, điều luôn xuất hiện đầu tiên trong tâm trí tôi khi tôi còn là một cậu bé là những âm thanh mẹ tôi tạo ra trong bếp. Chúng đã làm tôi cảm thấy hạnh phúc. Nếu tôi ở trong gian phòng phía trước, tôi biết mẹ tôi đang ở nhà vì tôi có thể nghe thấy âm thanh của xoong nồi va vào nhau. Nhưng cũng có những âm thanh như trong đại sảnh: tiếng ồn trong không gian nội thất lớn của nhà ga đường sắt, hoặc những âm thanh bạn nghe thấy trong một thị trấn, v.v. Nếu chúng ta tiến thêm một bước nữa – ngay cả khi có một chút huyền bí – hãy tưởng tượng khi trích xuất tất cả âm thanh xa lạ khỏi một công trình, điều đó sẽ như thế nào: không còn lại gì, không có gì để chạm vào bất cứ thứ gì. Câu hỏi đặt ra: liệu tòa nhà có còn tiếng động không? Hãy tự mình thử. Tôi nghĩ rằng mỗi người phát ra một loại âm thanh. Những âm thanh không gây ra bởi ma sát. Tôi không biết chúng là gì. Có lẽ đó là gió hoặc một cái gì đó. Nhưng bạn chỉ thực sự cảm thấy có điều gì khác ở đó khi bạn bước vào một không gian được cách âm. Nó thật dễ thương. Tôi thấy đó là một điều tuyệt đẹp khi bạn đang xây dựng một tòa nhà và bạn tưởng tượng tòa nhà trong sự tĩnh lặng đó. Ý tôi là cố gắng làm cho tòa nhà trở thành một nơi yên tĩnh. Ngày nay, điều đó khá khó khăn, bởi vì thế giới của chúng ta đã trở nên quá ồn ào. Chà, có lẽ ở đây không quá ồn. Nhưng tôi biết những nơi khác ồn ào hơn nhiều, bạn phải rất cố gắng để tạo nên những căn phòng yên tĩnh, và tưởng tượng âm thanh mà chúng tạo ra với tất cả mối tương quan và chất liệu của chúng trong sự tĩnh lặng của riêng nó. Tôi nhận ra rằng âm thanh tôi đang tạo ra có lẽ gợi cho bạn nhớ đến một bài giảng đạo – nhưng nó không đơn giản như thế, nó thực dụng hơn? Nó thực sự phát ra âm thanh như thế nào, khi chúng giải thích cặn kẽ nó. Khi chúng ta cất lời, khi ta nói chuyện với nhau – âm thanh sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn ngồi trong phòng khách và nói chuyện với ba người bạn thân vào một buổi chiều Chủ nhật và đọc thứ gì đó cùng một lúc? Tôi vừa nghĩ ra một điều để viết ở đây: một cánh cửa đóng lại. Có những công trình có âm thanh tuyệt vời, nó làm tôi cảm thấy như ở nhà, tôi không cô đơn. Tôi cho rằng tôi không thể thoát khỏi hình ảnh đó của mẹ tôi, và thực sự tôi không muốn vậy.

Peter_Zumthor__Atmospheres_15
Figure 5. Swiss Sound Box, Expo 2000, Hannover

Nhiệt độ của không gian

Peter_Zumthor__Atmospheres_16
Figure 6. Projects for a training centre and a park at lake Zug. Switzerland, detail of study model

Bốn: <The Temperature of a Space> <Nhiệt độ của một không gian>. Tôi vẫn đang cố gắng gọi tên những thứ quan trọng đối với tôi trong việc tạo ra bầu không khí. Nhiệt độ chẳng hạn. Tôi tin rằng mọi tòa nhà đều có một nhiệt độ nhất định. Tôi sẽ giải thích những gì tôi muốn nói. Mặc dù tôi không giỏi làm như vậy ngay cả khi tôi rất hứng thú với chủ đề này. Những điều đẹp đẽ nhất thường đến rất bất ngờ. Khi chúng tôi xây dựng Swiss Pavilion cho Hội chợ Thế giới Hanover, chúng tôi đã sử dụng rất nhiều gỗ, rất nhiều dầm gỗ. Và khi trời bên ngoài nóng, gian hàng mát mẻ như một khu rừng, và khi trời hơi lạnh, gian hàng ấm hơn bên ngoài, mặc dù không gian của nó rất thoáng khí. Ai cũng biết rằng vật liệu ít nhiều sẽ lấy đi hơi ấm từ cơ thể chúng ta. Ví dụ, thép lạnh và kéo nhiệt độ xuống – đại loại vậy. Nhưng những gì tôi nghĩ đến khi nghĩ về công việc của mình là động từ <to temper (làm dịu đi)> – hơi giống với cách lên dây đàn piano, có lẽ đó là sự tìm kiếm tâm trạng phù hợp, theo cảm giác của việc điều chỉnh nhạc cụ và cả bầu không khí. Vì vậy, nhiệt độ theo nghĩa này là dạng vật lý, nhưng có lẽ cũng là dạng tâm lý. Đó là ở những gì tôi nhìn thấy, những gì tôi cảm thấy, thứ mà tôi chạm vào, thậm chí bằng đôi chân của mình.

Các đối tượng xung quanh

Peter_Zumthor__Atmospheres_17
Figure 7. Swiss Sound Box, Expo 2000, Hannover

Có chín mục, và chúng tôi đã đạt đến mục thứ năm. Tôi hy vọng điều này không làm bạn nhàm chán. Thứ năm: <Surrounding Objects> – <Đối tượng xung quanh>. Nó xảy ra lặp đi lặp lại khi tôi bước vào một tòa nhà và những căn phòng nơi mọi người hoạt động – bạn bè, những người quen, hay những người tôi hoàn toàn không biết: Tôi bị ấn tượng bởi những thứ họ để xung quanh, trong căn hộ hoặc nơi họ làm việc. Và đôi khi, tôi không biết liệu bạn có nhận thấy điều đó không, bạn thấy mọi thứ đến với nhau theo một cách rất chu đáo, yêu thương, rằng đó là mối quan hệ sâu sắc. Một ví dụ, tôi đã ở Cologne vài tháng trước, và Peter Bohm trẻ tuổi dẫn tôi đi khắp nơi, anh ấy đưa tôi đến những ngôi nhà Bienefeld. Lần đầu tiên tôi có thể nhìn thoáng qua nội thất của hai trong số những ngôi nhà Bienefeld ở Cologne. Đó là một ngày thứ bảy, lúc chín giờ sáng. Điều này đã tạo một ấn tượng tuyệt vời đối với tôi. Những ngôi nhà này có quá nhiều chi tiết đẹp – người ta thậm chí có thể nói quá mức như vậy! Bạn có thể cảm thấy sự hiện diện của Heinz Bienefeld (1), anh ấy đã tạo ra nó ở khắp nơi. Và cả những con người ở đó nữa. Một trong số họ là giáo viên, người còn lại là thẩm phán, tất cả họ đều ăn vận theo kiểu của người Đức trong buổi sáng thứ Bảy. Bạn hãy hình dung. Những đồ vật, những cuốn sách xinh đẹp, tất cả đều được bày ra, và cả những nhạc cụ – đàn hạc cầm, đàn vi-ô-lông, v.v. Những cuốn sách đó! Dù sao, tất cả đều gây ấn tượng rất lớn đối với tôi, nó rất biểu cảm. Và tôi tự hỏi liệu việc mà kiến trúc đã tự đặt ra ở đây là tạo ra những ngăn chứa này để chứa các đối tượng.

Peter_Zumthor__Atmospheres_18
Figure 8. Swiss Sound Box, Expo 2000, Hannover

Cho phép tôi kể một câu chuyện ngắn. Tôi đã nói về vấn đề này với các sinh viên của mình vài tháng trước, và có một trợ lý người Síp trong số những khán giả – thật khó khăn cho một người lớn lên ở Síp! – một kiến trúc sư tuyệt vời. Cô ấy đã thiết kế một bàn cà phê nhỏ cho tôi, và rất muốn giữ nó để sử dụng. Sau bài giảng, khi tôi đã nói khá chi tiết về các đối tượng xung quanh chúng ta, cô ấy có ý kiến như sau: <Em hoàn toàn không đồng ý. Những thứ này chẳng qua là gánh nặng. Em mang theo thế giới của mình trong một chiếc ba lô. Em muốn nghỉ lại ở trên đường. Tất cả những đồ vật cùng với gánh nặng tuyệt đối của nó… không phải ai cũng muốn mang những đồ vật nặng như vậy bên mình, thầy biết đấy>. Tôi nhìn cô ấy và nói: <Và em muốn cái bàn cà phê đó?> Cô ấy không nói gì cả. Điều này dường như xác nhận một điều gì đó mà tất cả chúng ta đều biết về bản thân mình. Ví dụ của tôi có thể là một chút luyến tiếc. Tôi nghĩ có lẽ nó cũng giống như khi tôi xây một quán bar – công trình phải thực sự thú vị, như tạo ra một điệu nhảy, hay như một trung tâm văn học – điều cần thiết ở đây là ngăn mọi thứ trở nên quá nhàn nhã và tế nhị. Với tư cách là một kiến trúc sư, ý tưởng sắp xếp những thứ tưởng chừng như không liên quan đến mình đó là tạo ra vị trí cho những đối tượng trong một công trình, vị trí thích hợp của chúng – nó cho tôi cái nhìn sâu sắc về tương lai của các tòa nhà mà mình thiết kế: một tương lai xảy ra mà không có tôi. Điều đó giúp ích cho tôi rất nhiều và nó giúp tôi hình dung khi công trình thực sự được sử dụng. Trong tiếng Anh, bạn có thể mô tả nó là <a sense of home> (2). Tôi không biết người ta có thể gọi nó là gì trong tiếng Đức – chúng ta thực sự không thể sử dụng từ <* Heimat *> (3) nữa, phải không? Cuốn sổ tay của tôi cho tôi biết rằng tôi nên tìm điều gì đó trong <The Wanderer and His Shadows> của Nietzsche (4), câu cách ngôn 280 – sự xuất hiện và tồn tại trong thế giới thương phẩm (commodity) cũng như trong hắn (1880/81): <… đặc biệt cơ thể đối tượng tồn tại dưới dạng vật chất…> Tôi cũng muốn đọc cuốn (1968) của Baudrillard (5) về vấn đề này.

Peter_Zumthor__Atmospheres_19
Figure 9. In Zumthor's studio

* Chú giải:

(1) Heinz Bienefeld (1926 – 1665) là một trong những kiến trúc sư đáng chú ý nhất của nước Đức thời hậu chiến, người đi theo một hình thức chủ nghĩa biểu hiện bằng chất liệu gạch chưa từng có

(2) <a sense of home>: tạm dịch <một cảm giác như ở nhà> nghĩa là cảm thấy an toàn, thân thuộc và thoải mái

(3) <*Heimat*> : tiếng Đức có nghĩa là “quê hương”

(4) tạm dịch <Kẻ lang thang và cái bóng của hắn>; Nietzsche: tên đầy đủ là Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900) – triết gia, phê bình văn hóa, nhà soạn nhạc, nhà thơ, nhà văn người Phổ

(5) Baudrillard: tên đầy đủ là Jean Baudrillard (1929-2007) – nhà xã hội học, triết gia, nhà lý luận văn hóa người Pháp

Giữa sự điềm tĩnh và sự dụ dỗ

Peter_Zumthor__Atmospheres_20
Figure 10. Budge in Italy

Có một điều gì đó khác khiến tôi phải cố gắng, một phần công việc mà tôi thấy thực sự thích thú, đó là – điểm thứ sáu – tôi sẽ gọi nó là <Between Composure and Seduction> <Giữa sự điềm tĩnh và dụ dỗ>. Kiến trúc liên quan đến chuyển động. Kiến trúc là một nghệ thuật không gian, như mọi người vẫn nói. Nhưng kiến trúc cũng là một nghệ thuật mang tính thời gian. Kinh nghiệm của tôi về kiến trúc không giới hạn trong một giây. Wolfgang Rihm (1) và tôi hoàn toàn đồng ý về điều này: kiến trúc, giống như âm nhạc, là một nghệ thuật mang tính thời gian. Suy nghĩ về cách mọi người di chuyển trong một tòa nhà, có những điểm cực mà tôi muốn đặt tác phẩm của mình. Để tôi lấy một ví dụ cho bạn, nó liên quan đến công trình nhà tắm nước nóng công cộng mà chúng tôi đã xây dựng. Điều vô cùng quan trọng đó là chúng tôi muốn tạo ra một cảm giác di chuyển tự do, một môi trường để đi dạo, một tâm trạng ít liên quan đến việc định hướng mọi người hơn là gây sự chú ý với họ. Ví dụ, các hành lang bệnh viện đều hướng đến việc chỉ dẫn mọi người, nhưng cũng có nghệ thuật dụ dỗ nhẹ nhàng hơn để khiến mọi người đi theo, đi sau, và điều đó nằm trong quyền hạn của một kiến trúc sư. Khả năng mà tôi đang nói đến gần giống với việc thiết kế dàn dựng sân khấu, chỉ đạo một vở kịch.

Peter_Zumthor__Atmospheres_21
Figure 11. Swiss Sounds Box, Expo 2000, Hannover

Trong những phòng tắm này, chúng tôi đã cố gắng tìm cách kết hợp các phần riêng biệt của công trình lại với nhau để tự chúng hình thành sự gắn kết riêng như vốn có. Dù sao đi nữa, đó là những gì chúng tôi đã cố gắng; không biết liệu chúng tôi có thành công – tôi không nghĩ chúng tôi đã làm tệ. Khi bạn bước vào nhà tắm công cộng này, điều đầu tiên bạn sẽ cảm thấy mình đang ở đó – không chỉ lướt qua. Tôi đứng đó, và có thể chỉ ở lại một lúc, nhưng rồi có thứ gì đó cuốn tôi vào góc – đó là cách mà ánh sáng rơi xuống, chỗ này, chỗ kia: vì vậy tôi bước tiếp – và tôi phải nói rằng tôi đã tìm thấy một nguồn vui thú tuyệt vời ở đây. Bước vào đây, bạn không cần chỉ dẫn, bạn có thể đi dạo theo ý muốn – mọi thứ cứ trôi đi, Đó là một loại hành trình khám phá. Là một kiến trúc sư, tôi phải đảm bảo rằng người sử dụng không bị lạc trong một mê cung, tất nhiên ngoại trừ việc nếu tối muốn điều đó xảy ra. Tôi sẽ giới thiệu thêm một chút về định hướng khác, các ngoại lệ để chứng minh nguyên tắc này – bạn biết đấy. Sự định hướng, dụ dỗ, buông bỏ, tạo sự tự do cho người sử dụng là thủ pháp có thể tạo ra khi thiết kế một công trình. Có những tình huống thực tế mà việc gợi nên hiệu ứng xoa dịu, sự bình tĩnh là điều hợp lý và khôn ngoan hơn là để mọi người phải chạy xung quanh để tìm kiếm đúng cánh cửa. Nơi mà bạn không thấy có điều gì hấp dẫn để khiến mình phải di chuyển, cảm giác chỉ đơn giản là bạn thấy mình đang ở trong một không gian. Ví dụ như giảng đường, phòng khách, rạp chiếu phim. Điện ảnh là một ví dụ tuyệt vời. Đội ngũ quay phim và các đạo diễn dàn cảnh theo cùng một cách. Tôi thử điều đó trong các công trình của tôi thiết kế, điều đó đã tạo ra sự thu hút với tôi. Vì vậy, nó cũng thu hút bạn và đặc biệt hơn nó hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng tòa nhà. Hướng dẫn, chuẩn bị, kích thích, ngạc nhiên thú vị, thư giãn – là những cảm giác mà rạp chiếu phim đem tới cho bạn không có một chút sai lệch. Mọi thứ dường như rất tự nhiên.

Peter_Zumthor__Atmospheres_22
Figure 12. I Ching Gallery, Pavilion for I Ching, a sculpture by Walter De Maria, project, Dia Centre for the Arts, Beacon, NY, USA

(1) Thermal Baths: một trong công trình nổi tiếng của Peter Zumthor tại Vals, Thụy Điển

(2) Wolfgang Rihm: Wolfgang Rihm (1952-) nhà soạn nhạc người Đức

…<Còn tiếp>

error: Content is protected !!